NGHỆ THUẬT KHẢM XÀ CỪ TRUYỀN THỐNG

NGHỆ THUẬT KHẢM XÀ CỪ TRUYỀN THỐNG

1. NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ

Khảm xà cừ hay cẩn xà cừ là một nghề thủ công lâu đời của Việt Nam. Nghề này từ xưa đã khá phát triển, vì có nguồn nguyên liệu dồi dào bởi Việt Nam là một quốc gia có địa thế nằm trải dài theo bờ biển. Làng nghề Chuôn Ngọ ở phía nam thành phố Hà Nội là cái nôi của nghề khảm xà cừ Việt Nam. Trước đây, hầu hết các sản phẩm khảm trai được sử dụng trong triều đình và trong các nhà giàu, có địa vị.

Chế tác khảm xà cừ trước đây

Chế tác khảm xà cừ trước đây

Nghề khảm ở Việt Nam đã được nhắc trong sử sách từ thế kỷ thứ 3-5 từ thời kỳ Bắc thuộc[1]  Tổ nghề vùng Hà Nội sống dưới triều Lý, danh xưng là đức Trương Công Thành. Ông là một người thông thạo văn võ và đã từng tham gia trong đội quân của Lý Thường Kiệt. Sau khi rời quân ngũ, ông đã về quê và nghiên cứu, tìm hiểu nghề khảm xà cừ. Ông là ông tổ của nghề khảm xà cừ làng Chuôn Ngọ.

Sang triều Trần thì nghề khảm vỏ ốc đã khá điêu luyện nên được triều đình trưng thu làm cống phẩm gửi sang tặng nhà Nguyên năm 1289[1]

Khi người Âu Châu sang đến Việt Nam thì trình độ hàng khảm địa phương được nhắc đến là một trong những nghệ thuật cao, rất tinh vi, khéo léo[1]. Điển hình là năm 1868 khi người Pháp chiếm xong Nam Kỳ, thống đốc De La Grandière đã xin triều đình Huế gửi hai người thợ khảm giỏi vào Sài Gòn để truyền nghề. Sang năm 1877 thì hàng khảm ốc Việt Nam được triều đình gửi sang Pháp dự Hội chợ Đấu Xảo.

2. KHẢM XÀ CỪ

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề khảm xà cừ (khảm trai) vẫn liên tục kế thừa tinh hoa từ đôi bàn tay khéo léo của cha ông và phát triển hòa nhập với xu thế hiện đại. Ngày nay, có hai hình thức khảm là khảm chìm (xà cừ được gắn chìm xuống bề mặt gỗ) và khảm nổi (xà cừ được tạo hình 3 chiều và gắn nổi trên bề mặt gỗ). Các công đoạn khảm xà cừ đã được cải tiến rất nhiều, có thể kể đến một số công đoạn cơ bản sau đây:

Đầu tiên, người nghệ nhân phác thảo bản vẽ hay còn gọi là vẽ kiểu. Do tính quan trọng của bước này, mỗi nét vẽ đều phải được tính toán chi li sao cho tỉ lệ từng cảnh vật cân đối với bố cục bức tranh.

Cách khảm xà cừ

Nghệ nhân Nguyễn Phú Hà đang phác thảo bản vẽ tranh Nhị Thập Tứ Hiếu

Thứ hai, đó là chọn nguyên liệu. Đây là công đoạn “dễ mà lại khó”, bởi không yêu cầu người nghệ nhân làm việc tỉ mỉ mà lại đòi hỏi một bề dày kinh nghiệm trong nghề. Mỗi miếng ốc xà cừ, trai ngọc hay bào ngư đặt đúng vị trí sẽ toát lên hồn của bức tranh.

[hình chọn nguyên liệu]

Tiếp theovẽ mẫu lên nguyên liệu xà cừ và cắt (người trong nghề thường mộc mạc gọi là thợ cưa). Để có những đường cắt sắc sảo, người nghệ nhân phải trải qua quá trình miệt mài tự rèn luyện tay nghề trong khoảng từ 4 đến 6 năm.

[hình thợ cưa]

Sau đóghép xà cừ đã cắt. Từng mảnh xà cừ rất nhỏ sẽ được ghép lại với nhau tạo thành hình thù cụ thể, ví dụ như: Từng cách hoa sẽ được ghép lại thành bông hoa, từng chiếc lá sẽ được ghép thành tán cây. Vì thế, ở công đoạn này yêu cầu người nghệ nhân thật sự nghiêm túc làm việc và luôn sáng tạo ra cách ghép mới, lạ mắt nhưng vẫn thể hiện chi tiết như bản vẽ.

[hình ghép xà cừ]

Gắn xà cừ hay khảm xà cừ, tùy theo hình thức khảm (khảm chìm hay khảm nổi) mà có các kỹ thuật khác nhau. Khảm chìm, người nghệ nhân sẽ

 

Giới hạn bài viết cần ngắn gọn nên chúng tôi không thể truyền tải đầy đủ tinh hoa nghệ thuật khảm xà cừ, rất mong các nghệ nhân từ làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ và bạn đọc gần xa lượng thứ.

 

Xem tin khác