Sơn mài cẩn vỏ trứng
Sơn mài cẩn vỏ trứng
canocxacu.com
Sơn mài cẩn vỏ trứng
Người "bắc nhịp cầu" sơn mài Việt đến với du khách quốc tế
Thầy giáo, họa sĩ Trần Anh Tuấn, người sáng lập lớp học vẽ tranh sơn mài (Lacquer School Tay Ho) dành cho du khách nước ngoài tâm niệm rằng, mỗi khi cầm tay hướng dẫn học viên thực hiện các công đoạn sơn mài, là thêm một cơ hội để anh quảng bá, giới thiệu một dòng tranh độc đáo của dân tộc đến với bạn bè quốc tế. Khi đó nghệ thuật sơn mài như một "nhịp cầu văn hóa", nối liền khoảng cách biên giới lãnh thổ và ranh giới ngôn ngữ.
9h sáng cho đến 5h chiều, lớp học vẽ tranh sơn mài của thầy giáo Trần Anh Tuấn có tên Lacquer School Tay Ho tại số nhà 58A, ngõ 31 đường Xuân Diệu, quận Tây Hồ (Hà Nội) lại rộn ràng tiếng cười nói của các học viên Việt Nam và nước ngoài đến từ nhiều quốc gia như Australia, Đức, Pháp, Hàn Quốc... Mọi học viên đều say sưa tập trung vào công việc của mình. Người đã nắm kiến thức căn bản thì vẽ phác thảo bố cục, hoặc phủ dần từng lớp màu lên tranh, người đang ở trình độ “a, b, c” thì bắt đầu từ bài học vỡ lòng.
Được thành lập từ năm 2012, lớp học của thầy Tuấn đã trở thành điểm dừng chân khám phá nghệ thuật sơn mài của rất nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam. Lớp học được trang trí bằng những tác phẩm sơn mài của những học trò đã từng học ở đây, tạo nên không gian nghệ thuật rất bắt mắt. Nhẹ nhàng và đầy kiên nhẫn, thầy giáo Trần Anh Tuấn di chuyển như con thoi giữa các học viên để giải đáp những câu hỏi bằng nhiều ngôn ngữ.
Lớp học vẽ tranh sơn mài của hoạ sĩ Trần Anh Tuấn thu hút nhiều học viên trong và ngoài nước với mọi lứa tuổi. Hoạ sĩ Trần Anh Tuấn giới thiệu về nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam cho các học viên nước ngoài. Hoạ sĩ Trần Anh Tuấn gợi ý cho một em nhỏ về ý tưởng trên giấy trước khi vẽ lên bảng. Công đoạn đầu tiên của tranh sơn mài là phác thảo bản vẽ bằng phấn trắng. Hoạ sĩ Trần Anh Tuấn tận tình hướng dẫn học viên Lysaght Yelena (quốc tịch Anh) xuyên suốt quá trình học tập. Học viên say sưa sáng tác tác phẩm của mình. Công đoạn khắc vóc (bảng vẽ tranh sơn mài) theo phác thảo được nhiều học viên làm thuần thục sau một thời gian theo học. Vỏ trứng là một trong số những chất liệu được sử dụng khá phổ biến trong quá trình sáng tác tranh sơn mài. Học viên nhí tại lớp học của hoạ sĩ Trần Anh Tuấn đang thực hiện công đoạn gắn vỏ trứng lên vóc. Bột màu và sơn cánh gián là hai nguyên liệu cơ bản trong quá trình sáng tác tranh sơn mài. Công đoạn mài tranh là yếu tố quyết định chất lượng tác phẩm. Đa số các học viên ở lớp thầy Tuấn đều thành thạo công đoạn này. Hoạ sĩ Trần Anh Tuấn tận tình hướng dẫn các học viên từ những nét phác thảo đẩu tiên trong quy trình sáng tác tranh sơn mài. Hoạ sĩ Trần Anh Tuấn truyền tải kiến thức cho chị Taunia Ngo (quốc tịch Mỹ) về tranh sơn mài. . |
"Tranh sơn mài truyền thống Việt Nam hấp dẫn chính là kết quả nghệ thuật ẩn giấu sau nhiều lớp lang màu sắc, và chỉ xuất hiện sau khi mài. Khi đó, những đường nét, màu sắc mới dần dần hiện ra, đôi khi lại không như những hình dung ban đầu của tác giả. Vì vậy, ở tranh sơn mài, tác giả được thoải mái sáng tạo và thể hiện dấu ấn cá nhân. Sự hấp dẫn của sơn mài còn nằm ở kỹ thuật tạo màu, mài nước, kỹ thuật sử dụng nguyên liệu tự nhiên như đánh bóng bằng bột than và tóc, gắn vỏ trứng, vỏ trai...” (Thầy giáo Trần Anh Tuấn, Trưởng ngành Sơn mài |
“Những học viên của tôi nhiều người không phải là họa sĩ, mà họ làm rất nhiều công việc khác nhau nhưng lại yêu thích và muốn tìm hiểu về sơn mài. Vì vậy, tôi đã hướng dẫn họ tiếp cận sơn mài một cách dễ dàng nhất và giúp họ hiểu được những kỹ thuật cơ bản như vẽ phác thảo, làm vóc, gắn trứng, vỏ trai… hay mài. Tôi chỉ hướng dẫn họ kỹ thuật cơ bản của sơn mài, sau đó sẽ để cho học viên tự thực hiện, tự do sáng tạo và hoàn thiện tác phẩm của mình”, thầy giáo Trần Anh Tuấn chia sẻ về quá trình giảng dạy lớp học.
Qua một thời gian tham gia lớp học thì nhiều học viên đã thực sự yêu nghệ thuật sơn mài truyền thống của Việt Nam. Ví dụ như anh Gideon Arulmani đến từ Ấn Độ, trong thời gian làm việc cho Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam đã tham gia lớp học Lacquer School Tay Ho. Sau khi về nước, Gideon Arulmani đã vẽ được 31 tác phẩm và trưng bày tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Bangalore ở Ấn Độ. Hay vợ chồng người Đức Torsten đã nhiều lần cùng gia đình quay lại Việt Nam để học vẽ tranh sơn mài cho kỳ được. "Sơn mài Việt Nam đã mê hoặc gia đình tôi", Torsten bộc bạch./.
Một số tác phẩm tranh sơn mài đặc sắc của các học viên đã hoàn thiện và trưng bày tại không gian Lacquer School Tay Ho: |
Bài: Thục Hiền - Ảnh: Khánh Long
- Các bước chuẩn bị Chất liệu và chế tác tranh khảm trai
- Bình Dương : Tranh sơn mài khảm trứng cực đẹp
- Các loại tranh sơn mài tại bình dương
- Cách treo tranh khảm ốc đúng cách mang lại may mắn
- Nguồn gốc dùng vỏ trứng trong tranh sơn mài
- Sơn mài Bình Dương
- Bình Dương Làng Nghề Truyền Thống Sơn Mài
- Làng nghề tranh sơn mài Hà Thái, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội
- Tranh kham trai
- Nghề Sơn Mài
- Cùng trải nghiệm tranh sơn mài
- Loài
- Quy trình làm sơn mài truyền thống
- Trang trí chai lọ bằng vỏ trứng
- 8 KỸ THUẬT Thể Hiện TRANH SƠN MÀI tại Làng Nghề Truyền Thống
- Công đoạn lau rơm bóng tự nhiên cho ốc xà cừ
- Cẩn xà cừ là gì?
- Cận cảnh loài ốc quý hiếm, siêu đắt đỏ
- Vỏ ốc xà cừ có giá hàng chục triệu đồng ở Lý Sơn
- Bảo tàng lịch sử quốc gia -một loại hình nghệ thuật độc đáo tại Việt Nam
- Phá cách với chất liệu sơn mài
- SƠN MÀI LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ SƠN MÀI LÀ GÌ?
- Ý nghĩa khi sử dụng đồ gỗ xưa làm nội thất đối với gia chủ
- Chiêm ngưỡng vỏ ốc xà cừ quý hiếm giá ngàn đô ở Lý Sơn
- Những bộ khảm xà cừ tái hiện chân dung vua Bảo Đại Và Hoàng Hậu Nam Phương
- Cần xà cừ tranh Tùng Hạc
- Cẩn xà cừ tranh tứ quý tùng cúc trúc mai
- Cẩn xà cừ chữ Tâm
- Sơn mài Bình Dương
- Doanh nghiệp ngành gỗ ngập đơn hàng
- Nhà xuất khẩu gỗ Mỹ quan tâm đến thị trường VN
- Đi săn tủ thờ xưa
- Khám phá: Nghề khảm trai
- Làng nghề khảm trai nghìn tuổi Chuyên Mỹ
- Nghệ nhân sơn mài Việt cẩn vỏ trứng lên chiếc xe độc nhất vô nhị
- NGHỆ THUẬT KHẢM XÀ CỪ TRUYỀN THỐNG
- Đặc sắc làng nghề khảm trai nơi ngoại thành Hà Nội
- SƠN MÀI KHẢM TRỨNG
- Khảm trai là gì ?
- Bảo quản đồ gỗ cổ và đồ gỗ khảm ốc xà cừ
- Gia Công Cẩn Ốc Xà Cừ ( Khảm Trai) Tại Bình Dương
- TRƯỜNG KỶ là gì ? Sao người ta lại gọi là TRƯỜNG KỶ ? Lịch sử của TRƯỜNG KỶ GỖ
- Tranh khảm xà cừ
- Cách bảo quản và sử dụng đồ gỗ Nội thất luôn mới
- Xà cừ xanh đen
- Cách cẩn ốc xà cừ
- Cách bảo quản và sử dụng đồ gỗ Nội thất luôn mới