SƠN MÀI LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ SƠN MÀI LÀ GÌ?
SƠN MÀI LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ SƠN MÀI LÀ GÌ?
canocxacu.com
SƠN MÀI LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ SƠN MÀI LÀ GÌ?
Sơn Mài Là Gì?
"Sơn mài" được coi là một trong các chất liệu hội họa ở Việt Nam. "Sơn mài" là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ công truyền thống của Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài.
Hình 1: Sơn Mài là gì?
Tuy nhiên, từ dùng để gọi sơn mài (tiếng Anh: lacquer) thường được hiểu sang các đồ dùng sơn mỹ nghệ của Nhật, Trung Quốc. Kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công sơn mỹ nghệ và tranh sơn mài Việt Nam.
Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai, vẽ trên nền vóc màu đen.
Đầu thập niên 1930, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó.
Tranh có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn. Sau cùng là đánh bóng tranh. Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm "ngược đời": muốn lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao.
Muốn nhìn thấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình. Hầu hết họa sĩ đồng ý rằng: kỹ thuật vẽ sơn mài khó và có tính ngẫu nhiên nên nhiều khi các họa sĩ dày dặn kinh nghiệm cũng bất ngờ trước một hiệu quả đạt được sau khi mài tranh.
Hình 2: Kỹ thuật vẽ sơn mài là gì?
Các nguyên liệu sử dụng trang trí sơn mài là gì?
Một sản phẩm sơn mài sử dụng khá nhiều nguyên liệu: đó là sơn, màu và các nguyên liệu khác. Có thể kể ra đây một vài nguyên liệu phổ biến như:
- Sơn: khai thác từ cây sơn, ngoài ra còn dùng dầu trẩu, dầu trám, nhựa thông và nhựa dó.
- Màu: sơn mài cổ truyền dùng 2 màu cơ bản là cánh gián đen và đỏ, loại màu chế từ khoáng chất vô cơ (ví dụ: son) nên không bị phân huỷ trước ánh sáng và thời gian.
- Các sản phẩm từ bạc như bạc thếp, bạc dán, bạc xay, bạc dầm.
- Các sản phẩm từ vàng như vàng thếp.
- Các vật liệu khác: vỏ trứng, vỏ trai, vỏ ốc, bột điệp.
Ngày nay, người ta đã chế tạo thành công các loại sơn công nghiệp có thể thay thế các loại sơn mài cổ truyền do có nhiều ưu điểm, nhất là dễ dàng trong sản xuất tranh và màu sắc thì vô cùng phong phú.
Hình 3: Các nguyên liệu sử dụng trang trí sơn mài là gì?
Các công đoạn chính của công nghệ sơn mài
Có thể nói công nghệ sơn mài chỉ có nguyên lý chung nhưng khác biệt trong kinh nghiệm, kỹ thuật của từng cá nhân, từng gia đình cũng như nó được biến đổi kỹ thuật làm tranh khác với làm tượng, lại khác với trang trí đồ vật, sơn phủ hoàng kim. Có thể chia làm một số công đoạn chính sau: bó hom vóc, trang trí, mài và đánh bóng.
Bó hom vóc
Việc hom bó cốt gỗ (đồ vật cần sơn) ngày xưa thường được người làm sử dụng giấy bả, loại giấy chế từ gỗ dó nên rất dai, có độ bền vững hơn vải. Cách bó hom vóc được tiến hành như sau: dùng đất phù sa (ngày nay người thợ có thể dùng bột đá) trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom, chít các vết rạn nứt của tấm gỗ.
Mỗi lớp sơn lại lót một lớp giấy (hoặc vải màn) sau đó còn phải đục mộng mang cá để cài và gắn sơn cho các nẹp gỗ ngang ở sau tấm vóc (ván gỗ) để chống vết rạn xé dọc tấm vải. Sau đó để gỗ khô kiệt mới hom sơn kín cả mặt trước, mặt sau.
Công đoạn này nhằm bảo vệ tấm vóc không thể thấm nước, không bị mối mọt, không phụ thuộc môi trường làm gỗ co ngót. Xử lý tấm vóc càng kỹ, càng kéo dài tuổi thọ cho đồ vật cần sơn, mỗi tác phẩm sơn mài có tuổi thọ 400-500 năm.
Trang trí
Khi có được tấm vóc nói trên (hoặc các mô hình chạm khác bình hoa, các bộ đồ khác), người chế các món đồ phải làm các công đoạn gắn, dán các chất liệu tạo màu cho tác phẩm trước tiên như: vỏ trứng, mảnh xà cừ, vàng, bạc.sau đó phủ sơn rồi lại mài phẳng, tiếp đến dùng màu.
Với kỹ thuật sơn phủ tượng và đồ nội thất như: hương án, hoành phi, câu đối người thợ phải làm trong phòng kín và quây màn xung quanh để tránh gió thổi các nguyên liệu: quỳ vàng, quỳ bạc, tránh bụi bám vào nước sơn còn ướt..
Hình 4: Kỹ thuật sơn mài phủ tượng
Mài và đánh bóng
Vì dầu bóng đã pha màu để vẽ nên độ bóng chìm trong cốt màu tạo thành độ sâu thẳm của tranh, do đó sau mỗi lần vẽ phải mài. Người xưa sử dụng lá chuối khô làm giấy nháp. Đến nay, nguyên tắc đánh bóng tranh lần cuối chưa có gì thay thế phương pháp thủ công vì loại tranh này không được phép phủ dầu bóng.
Đó chính là điểm độc đáo của tranh sơn mài. Sự thành công của một bức tranh sơn màiphụ thuộc rất lớn vào công đoạn sau cùng. Có một số thứ để mài và đánh bóng như: than củi xoan nghiền nhỏ, tóc rối, đá gan gà.
Làng nghề sơn mài
Việc làm sơn mài luôn phụ thuộc thời tiết - nó rất thích hợp mùa xuân và những ngày mưa đầu hạ. Điều đó làm ta thấy sự phân bố làm nghề sơn mài không những chia theo khu vực sản phẩm mà còn có yếu tố liên kết phục vụ lẫn nhau.
Làng nghề sơn mài Đình Bảng (Tiên Sơn - Bắc Ninh) thường lấy quỳ vàng, quỳ bạc của làng Kiêu Kị (Gia Lâm), lấy giấy dó của làng Đông Cao, lấy vải màn của làng Đình Cả, lấy vóc hoặc sản phẩm chạm khắc của làng Phù Khê, lấy nguồn sơn thô của Phú Thọ, Yên Bái và lấy nguồn dầu trẩu, dầu trám của Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Nội ngày nay vẫn là đầu mối tập trung nguyên liệu và các bậc chế tác nghệ thuật sơn mài nổi tiếng. Đa phần họ có gốc thành viên của các làng nghề truyền thống nhập cư Hà Nội và tạo nên 36 phố phường ngày trước.
Sơn mài thời hiện đại
Hiện nay, tranh sơn mài sử dụng nguyên liệu là sơn Nhật được dùng khá phổ biến. Do sơn ta có hạn chế là dễ gây tác động phụ cho người sử dụng (bị "sơn ăn"), ngoài ra, khi dùng sơn ta, tranh lại phụ thuộc vào thời tiết khá nhiều. Khi thời tiết có độ ẩm cao thì sơn càng nhanh khô, nếu thời tiết khô ráo (độ ẩm thấp) thì sơn rất lâu khô.
Do vậy, sơn ta ít khi được dùng tại các nước có khí hậu khô ráo. Trong khi đó, sơn Nhật lại nhanh khô và làm cho việc ai đó muốn vẽ tranh ở nước ôn đới cũng có thể thực hiện được.
Nhưng khi sử dụng sơn Nhật, để tranh được bóng, bây giờ người ta thường dùng một lớp sơn trong (sơn cánh gián) phủ ra bên ngoài tranh, còn nếu tranh sơn mài dùng sơn ta, chỉ cần lấy nắm tóc rối xoa lên tranh, hoặc dùng bàn tay có độ ẩm (có ít mồ hôi) xoa lên tranh, tranh sẽ rất bóng.
Tuy nhiên, tranh sơn màu dùng sơn ta vẫn được ưa chuộng hơn vì sự công phu trong quá trình làm tranh và khi nhìn, nó tạo độ sâu cho bức tranh hơn.
Hình 5: Tranh sơn mài dùng sơn ta
Các họa sĩ nổi tiếng với tranh sơn mài
Trước thập niên 1930, người ta chỉ dùng sơn ta trong trang trí đồ thờ cúng, làm hàng mỹ nghệ. Vào thời gian này, một số họa sỹ Việt Nam đầu tiên đang học như Trần Đình Thọ, Nguyễn Gia Trí, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Trần Văn Cẩn và nghệ nhân Đinh Văn Thành đã mạnh dạn thử nghiệm đưa kỹ thuật sơn ta vào làm tranh nghệ thuật.
Những bức tranh sơn mài nổi tiếng
- Dọc mùng (1939) của Nguyễn Gia Trí (tác phẩm tiêu biểu cho tranh sơn mài đầu thế kỷ 20)
- Nam Bắc một nhà (1961) của Nguyễn Văn Tỵ (tác phẩm tiêu biểu cho tranh sơn mài sau Cách mạng).
Kết Luận:"Sơn mài" được coi là một trong các chất liệu hội họa ở Việt Nam. "Sơn mài" là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ công truyền thống của Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài.
- Các bước chuẩn bị Chất liệu và chế tác tranh khảm trai
- Bình Dương : Tranh sơn mài khảm trứng cực đẹp
- Các loại tranh sơn mài tại bình dương
- Cách treo tranh khảm ốc đúng cách mang lại may mắn
- Nguồn gốc dùng vỏ trứng trong tranh sơn mài
- Sơn mài Bình Dương
- Bình Dương Làng Nghề Truyền Thống Sơn Mài
- Làng nghề tranh sơn mài Hà Thái, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội
- Tranh kham trai
- Nghề Sơn Mài
- Cùng trải nghiệm tranh sơn mài
- Loài
- Quy trình làm sơn mài truyền thống
- Trang trí chai lọ bằng vỏ trứng
- 8 KỸ THUẬT Thể Hiện TRANH SƠN MÀI tại Làng Nghề Truyền Thống
- Công đoạn lau rơm bóng tự nhiên cho ốc xà cừ
- Cẩn xà cừ là gì?
- Cận cảnh loài ốc quý hiếm, siêu đắt đỏ
- Vỏ ốc xà cừ có giá hàng chục triệu đồng ở Lý Sơn
- Bảo tàng lịch sử quốc gia -một loại hình nghệ thuật độc đáo tại Việt Nam
- Phá cách với chất liệu sơn mài
- Ý nghĩa khi sử dụng đồ gỗ xưa làm nội thất đối với gia chủ
- Chiêm ngưỡng vỏ ốc xà cừ quý hiếm giá ngàn đô ở Lý Sơn
- Những bộ khảm xà cừ tái hiện chân dung vua Bảo Đại Và Hoàng Hậu Nam Phương
- Cần xà cừ tranh Tùng Hạc
- Cẩn xà cừ tranh tứ quý tùng cúc trúc mai
- Cẩn xà cừ chữ Tâm
- Sơn mài Bình Dương
- Doanh nghiệp ngành gỗ ngập đơn hàng
- Nhà xuất khẩu gỗ Mỹ quan tâm đến thị trường VN
- Đi săn tủ thờ xưa
- Khám phá: Nghề khảm trai
- Sơn mài cẩn vỏ trứng
- Làng nghề khảm trai nghìn tuổi Chuyên Mỹ
- Nghệ nhân sơn mài Việt cẩn vỏ trứng lên chiếc xe độc nhất vô nhị
- NGHỆ THUẬT KHẢM XÀ CỪ TRUYỀN THỐNG
- Đặc sắc làng nghề khảm trai nơi ngoại thành Hà Nội
- SƠN MÀI KHẢM TRỨNG
- Khảm trai là gì ?
- Bảo quản đồ gỗ cổ và đồ gỗ khảm ốc xà cừ
- Gia Công Cẩn Ốc Xà Cừ ( Khảm Trai) Tại Bình Dương
- TRƯỜNG KỶ là gì ? Sao người ta lại gọi là TRƯỜNG KỶ ? Lịch sử của TRƯỜNG KỶ GỖ
- Tranh khảm xà cừ
- Cách bảo quản và sử dụng đồ gỗ Nội thất luôn mới
- Xà cừ xanh đen
- Cách cẩn ốc xà cừ
- Cách bảo quản và sử dụng đồ gỗ Nội thất luôn mới